10 lạc thú trong dịch thuật có thể bạn chưa biết

761

Dịch thuật là một công việc đòi hỏi không những am hiểu được ngôn ngữ đích mà ngoài ra còn cần tới kỹ năng sử dụng linh hoạt từ ngữ, kinh nghiệm sống … Có một bài viết tiếng anh khá hay về những điều thú vị trong dịch thuật. bài viết dịch thuật từ tiếng anh sang tiếng việt bởi Phạm Vũ Lửa Hạ và Dịch thuật PROLING xin được đăng tải nguyên văn bài viết này để bạn đọc có thể tham khảo và chiêm nghiệm.

Những lạc thú trong dịch thuật – trải nghiệm thực tế

Tháng Sáu vừa rồi, trong một chuyến đi Pháp, tôi được mấy người bạn Pháp đưa đi nếm rượu vang ở Beaune, một thị trấn nhỏ vùng Burgundy, phía nam Dijon. Trong buổi nếm rượu, có lúc chúng tôi được hướng dẫn mâchez le vin (nhai rượu vang)—giờ thì tôi chẳng nhớ nổi là làm vậy trong khi chúng tôi vẫn ngậm rượu trong miệng, hay sau khi đã nuốt hoặc nhổ ra. Lúc bấy giờ, khi từ đó được thốt ra, tôi lập tức để ‎ý, cái ăngten-dịch giả của tôi giương lên ngay: dùng động từ mâcher, “chew” (nhai), cho một thứ mà ta không thể thực sự nhai là một cái khó mà tôi đã mất hàng giờ đắn đo trong lúc dịch Madame Bovary. Từ này xuất hiện trong một đoạn gần phần đầu của tiểu thuyết này, khi Charles Bovary, ít ra là vẫn còn hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của mình, và Emma chưa lộ rõ bồn chồn hay đau khổ. Đoạn này minh họa rất rõ phong cách phản lãng mạn của Flaubert:

Pierre Renoir and Valentine Tessier as Charles and Emma Bovary in Jean Renoir’s film adaptation of Gustave Flaubert’s novel Madame Bovary, 1933

Et alors, sur la grande route qui étendait sans en finir son long ruban de poussière, par les chemins creux où les arbres se courbaient en berceaux, dans les sentiers dont les blés lui montaient jusqu’aux genoux, avec le soleil sur ses épaules et l’air du matin à ses narines, le coeur plein des félicités de la nuit, l’esprit tranquille, la chair contente, il s’en allait ruminant son bonheur, comme ceux qui mâchent encore, après dîner, le goût des truffes qu’ils digèrent.

Tôi dịch từ pháp sang Anh như sau:

And then, on the road stretching out before him in an endless ribbon of dust, along sunken lanes over which the trees bent like an arbor, in paths where the wheat rose as high as his knees, with the sun on his shoulders and the morning air in his nostrils, his heart full of the joys of the night, his spirit at peace, his flesh content, he would ride along ruminating on his happiness, like a man continuing to chew, after dinner, the taste of the truffles he is digesting.

(Tiếng Việt: Thế là trên con đường cái quan thăm thẳm rải bụi, qua những chỗ trũng có cây cối hai bên ngả xuống thành vòm, trong những đường ruộng lúa mìa vươn cao tới đầu gối, hắn tiếp bước, vai đầy ánh nắng, mũi thở không khí ban mai, lòng tràn ngập những vui thú đêm qua, trí não thanh thản, nhục dục thỏa mãn. Hắn vừa đi vừa nghiền ngẫm cái hạnh phúc của mình như những người sau bữa tiệc còn nhá cái dư vị của món nấm đang tiêu. [Người dịch: Bạch Năng Thi, NXB Văn học, 2012])

Những lạc thú trong dịch thuật - biên dịch viên giỏi giàu kinh nghiệm
Những lạc thú trong dịch thuật có thể bạn chưa biết

Tôi thích dùng lại trật tự từ ngữ, và trật tự ‎ý tưởng, của bản gốc bất cứ khi nào có thể. Flaubert kết thúc đoạn văn lẽ ra trữ tình này bằng những từ truffes (nấm củ) và digèrent (tiêu hóa)—nói cách khác, cách tích tụ ngôn từ của ông, khi mô tả niềm hạnh phúc nhục dục, yên ả của một người đàn ông đang yêu, kết thúc bằng cách nhắc tới sự tiêu hóa và một loại nấm đen, hôi. Đây là kiểu tiêu biểu của Flaubert, người thích tạo ra một hiệu ứng văn chương truyền thống, lãng mạn hoặc sến súa, để rồi, khi ta đã bị mê hoặc, quẳng ta đánh ịch về lại thực tế, bằng cách cho ta thấy một hình ảnh đời thường, hoặc hay hơn nữa là trần tục—nấm củ trong cảnh này, khoai tây trong một cảnh sau.

Song, chỗ tôi gặp khó là từ mâcher, mà tôi đã dịch là “chew” (nhai). Tất nhiên, tôi muốn giữ lại cái ý chewing, đặc biệt vì nó tiếp theo ý thú vị “ruminating” (nhai lại, nghiền ngẫm), mà không những là một từ thích hợp cho những suy nghĩ vẩn vơ của Charles, khi con ngựa của ông thả bước thong dong , mà còn là một ẩn ý khác ám chỉ một trong những ẩn dụ ưa thích của Flaubert —bovine (con bò)—mà thường xuyên xuất hiện trong tác phẩm của ông, thậm chí trong tên nhân vật như Bovary và Bouvard.

Nhưng nhai một cái vị thì nhai làm sao?

Khổ nỗi, trong lúc nếm rượu vang ở Beaune, tôi chẳng chịu—nên mất ngủ ít nhiều khi về nhà—hỏi hướng dẫn viên của chúng tôi, trong chuyến đi của chúng tôi, là anh ta dịch từ mâcher sang tiếng Anh ra sao, cho du khách nói tiếng Anh. Về sau, tôi phát hiện rằng từ tương đương trong thế giới nếm rượu vang quả thực là “chew” (nhai)—nhưng đời nào tôi lại nghĩ ra được là nên tham khảo cẩm nang mua rượu vang để hỗ trợ cho việc dịch Flaubert của tôi?

Tuy vậy, lúc đó, trải nghiệm đó trả lời một câu hỏi—từ mâcher có thể được dùng cho một thứ mà, cho tới lúc đó, tôi cứ tưởng ta không thể nhai được.

***

Trong dịch thuật, ta đặt cho bản thân ta một câu hỏi, hoặc câu hỏi được văn bản ta đang dịch đặt ra cho ta; ta không có câu trả lời thỏa đáng, dù ta viết ra giấy, và rồi nhiều năm sau câu trả lời có thể xuất hiện. Chắc chắn ta không bao giờ quên câu hỏi.

Tôi có hai nghề, và mối quan tâm, văn chương, trong đời từ khi trưởng thành, cả hai rõ ràng cần thiết cho tôi, mỗi việc có lẽ tăng giá trị của việc kia—viết và dịch. Và đây là một trong những khác biệt giữa chúng: trong việc dịch, đúng là ta viết, nhưng không chỉ viết—mà ta còn giải, hoặc cố gắng giải, một vấn đề nhất định không phải do ta tự tạo ra. Ta không thể lảng tránh vấn đề này, như ta có thể tránh né nó trong công việc viết lách của chính mình, và nó có thể ám ảnh ta về sau.

Do vậy, ta có hai lạc thú đầu tiên của dịch thuật: (1) lạc thú viết lách; và (2) lạc thú giải một câu đố.

(1) Trong việc dịch, ta hình thành những từ ngữ và câu chữ khiến ta hài lòng ít nhất ở một chừng mực nào đó và phần lớn mọi trường hợp. Ta có lạc thú làm việc với âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh, cách tu từ, cách sắp xếp đoạn văn, phong thái, giọng điệu. Và — một khác biệt quan trọng—ta có lạc thú viết lách này bên trong hòn đảo của văn bản nhất định đó, bên trong khuôn viên riêng biệt của nó. Ta không buồn phiền vì nỗi khắc khoải rất khó chịu đó, nỗi khắc khoải phải sáng tạo, sự quyết tâm tự mình sáng tạo một tác phẩm, một tác phẩm có thể thành công mà cũng có thể thất bại, và thành công hay thất bại của tác phẩm đó thì không thể tiên đoán được.

(2) Trong việc dịch, tiếp đến, ta đồng thời luôn luôn giải một bài toán. Đó là bài toán từ ngữ, một bài toán độc đáo, phức tạp đòi hỏi không chỉ ngón nghề điêu luyện mà cả đôi chút nghệ thuật hoặc sự khéo léo trong lời giải. Thê nhưng bài toán này, bất luận phức tạp đến đâu, luôn giữ được phần nào sức hấp dẫn giống như những bài toán được đặt ra bởi những câu đố từ ngữ đơn giản hơn nhiều hoặc ít cần trí tuệ hơn nhiều—một ô chữ, một trò Jumble (sắp xếp chữ cái lộn xộn thành từ có nghĩa), một mật mã.

Cái thú trong dịch thuật
Những lạc thú trong dịch thuật

(3) Một lạc thú, hay sự tiện lợi, thứ ba là dịch thuật là loại công việc viết lách ta có thể làm không chỉ khi ta sảng khoái, đầy sinh lực, và đang ở trong tâm trạng tích cực, mà cả khi ta mệt mỏi, hoặc bực dọc, vì chính lý do là ta không chịu áp lực phải sáng tạo. Ta có thể làm tuần tự có phương pháp khi ta mệt mỏi. Ta có thể tham khảo từ điển và tìm những từ thay thế khi ta có tâm trạng không vui. Hoạt động này thậm chí có thể cải thiện tâm trạng của ta.

(4) Tiếp đến là lạc thú có bạn đồng hành chứ không phải đơn độc: khi ta dịch, ta phối hợp với tác giả; ta không đơn độc như khi ta viết tác phẩm của chính mình. Ta có cảm giác tác giả đang lảng vảng quanh ta, ta cảm nhận được sự liên minh với tác giả, và cảm thấy trung thành với tác giả, với tất cả những tính cách tốt và không tốt cho lắm của tác giả, bất luận tác giả có điên rồ hay khó khăn, nhưng đồng thời rộng lượng và vui tính, như Proust, hoặc dịu dàng với gia đình nhưng đồng thời hết sức khinh bỉ rất nhiều người và nhiều loại người, như Flaubert. Có lẽ ta bỏ qua những phẩm chất không đáng phục của tác giả để ngưỡng mộ thứ tác giả đã viết ra; hoặc cách ta phán xét tác giả bị kiềm chế do ta ‎ý thức được rằng ta có ít nhiều uy quyền đối với tác phẩm của tác giả—tôn vinh hay gây hại cho tác giả trong phạm vi bé nhỏ của dịch thuật.

(5) Có liên quan tới điều này là lạc thú thứ năm: trong chừng mực nào đó ta biến mất khỏi bản thân mình trong một thời gian ngắn, như ta vẫn vậy mỗi khi quá đắm mình trong một hoạt động nào đó. Ta bỏ rơi bản thân mình trong nhiều giờ liên tục, và đây không chỉ là một sự khuây khỏa mà còn là một cuộc phiêu lưu.

Còn tiếp …

Nội dung có thể bạn quan tâm :

Theo dõi thêm nội dung tiếp : những lạc thú trong dịch thuật (Phần 2).

 

Bài viết trướcNghề dịch thuật tiếng Nhật Bản liệu có thất nghiệp?
Bài kế10 lạc thú trong dịch thuật có thể bạn chưa biết ( Phần 2)
Dịch tiếng Anh là một trong những thế mạnh của dịch thuật PROLING. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên lĩnh vực dịch thuật chuyên nghiệp, với đội ngũ biên dịch viên, cộng tác viên đa dạng - hoạt động trên nhiều mảng chuyên ngành chúng tôi có khả năng xử lý khối tài liệu dịch thuật lớn trong ngày cho bạn. Xem thêm hồ sơ năng lực và những dự án dịch thuật chúng tôi đã triển khai tại đây. Hãy liên hệ với PROLING nếu bạn đang quan tâm tới Dịch thuật - Chuyển ngữ văn bản đa ngôn ngữ. Đt - 0978.311.692