Dịch thuật công chứng và những vấn đề có thể bạn chưa biết

66570

Nhiều khách hàng cứ nghĩ công chứng giấy tờ và dịch thuật công chứng là giống nhau và gặp không ít những khó khăn trong quá trình đi mang tài liệu dịch thuật đi công chứng. Vậy để giúp khách hàng nắm rõ những thông tin về hoạt động dịch thuật công chứng, công chứng bản dịch thì dưới đây là một số những vấn đề câu hỏi thường gặp trong quá trình làm việc với khách hàng được dịch thuật PROLING tổng hợp lại cho bạn tiện tham khảo nhằm đưa ra những phương án tốt nhất cho mình.

Những khái niệm cơ bản về dịch thuật công chứng bạn cần biết.

Dịch thuật công chứng là gì? cần phải chuẩn bị gì khi đi dịch thuật công chứng ? Những loại tài liệu nào cần được dịch thuật công chứng ? Giá trị giao dịch của dấu tư pháp nhà nước và con dấu từ các văn phòng công chứng có như nhau? … Tất cả những câu hỏi – vấn đề liên quan tới dịch vụ dịch thuật công chứng dịch thuật PROLING sẽ tổng hợp và trả lời tại bài viết này để giúp quá trình theo dõi của bạn được tiện lợi và dễ dàng hơn. Khách hàng cần hỗ trợ hoặc có bất cứ câu hỏi nào khác về lĩnh vực dịch thuật – phiên dịch – công chứng hồ sơ tài liệu xin vui lòng liên hệ dichthuat.proling@gmail.com hoặc contact@dichthuatproling. Liên hệ trực tuyến theo khung chat ở trên Website.

Những câu hỏi thường gặp trong hoạt động công chứng dịch - dịch thuật lấy dấu tư pháp
Dịch thuật công chứng và những vấn đề có thể bạn quan tâm
Dịch thuật công chứng là gì ?
Theo như định nghĩa được công bố tại Wikipedia thì Dịch thuật công chứng là dịch vụ chuyển ngôn ngữ của những tài liệu có con dấu pháp lý của một tổ chức hoặc một cơ quan nào đó sang một ngôn ngữ đích theo nhu cầu của khách hàng (dịch thuật). Sau đó, những tài liệu này sẽ được đưa đến Phòng Tư pháp (thường là của Nhà nước) để chứng thực rằng bản dịch đó là chính xác so với tài liệu gốc (công chứng) có chữ ký của người dịch (đã được niêm yết tại phòng Tư pháp).
Một điểm lưu ý là Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp (ngoại trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó). (Xem thêm về hợp pháp hóa lãnh sự tại bài viết này)

Sự Khác Nhau Giữa Dấu Của Công Ty Dịch Thuật Và Dấu Của Phòng Công Chứng Tư Pháp.

Đây là câu hỏi nhiều khách hàng băn khoăn và lúng túng nhất. Thông thường khách hàng chỉ muốn dịch thuật công chứng nhà nước (Tư pháp nhà nước) chứ không muốn thông qua các văn phòng công chứng. Vậy điều này có thực sự đúng?

Có 3 hình thức chứng thực bản dịch:

  • Chứng thực bản dịch của Công ty dịch thuật (có chức năng dịch thuật)
  • Chứng thực bản dịch của Phòng Tư Pháp thuộc UBND cấp Quận, Huyện (công chứng nhà nước)
  • Chứng thực bản dịch của công chứng viên – thuộc Văn phòng công chứng tư nhân.
    Cả 3 hình thức này đều có giá trị pháp lý, đều được xác thực bởi một cơ quan có tư cách pháp nhân, xác nhận chữ ký của người dịch trong đó người dịch cam đoan dịch đúng nội dung từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tùy vào mục đích sử dụng cũng như các cơ quan mà Quý khách dự định nộp hồ sơ vào, họ yêu cầu bản dịch phải được chứng thực bởi cơ quan nào để Quý khách chọn lựa hình thức cho phù hợp và tiết kiệm chi phí, thời gian.

Chẳng hạn tại PROLING chúng tôi quy định :
Hiện tại, dịch thuật PROLING ĐANG áp dụng mức phí như sau:

Dịch thuật công chứng nhà nước: 20.000 vnđ/tài liệu.
Dịch thuật công chứng tại văn phòng công chứng : 15.000 vnđ / tài liệu
Giá sao y bản chính: 5.000 VNĐ/ 1 trang.

Khách hàng lưu ý : Giá trị pháp lý của các bản dịch thuật công chứng dù là nhà nước hay các văn phòng công chứng là như nhau tuy nhiên có một số đại sứ quán (Ví dụ – Hàn Quốc …) thì lại yêu cầu bản dịch thuật công chứng nhà nước. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc nhu cầu sử dụng bản dịch thuật công chứng với từng mục đích nhất định.

Bản dịch chỉ có dấu của văn phòng công chứng có giá trị như thế nào?

Đối với những văn bản giấy tờ thông thường hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật nhưng khách hàng chỉ muốn lấy dấu của Văn phòng, bản dịch của Văn phòng công chứng trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M1 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch và lời chứng của Văn phòng về người dịch). Đối với những văn bản giấy tờ thiếu tính pháp lý (chưa hội đủ các yếu tố hợp pháp, hợp lệ theo quy định của pháp luật), bản dịch của Văn phòng công chứng trả cho khách hàng là bản dịch có đóng dấu của Văn phòng (không thu tiền dấu) với mẫu lời chứng M2 (gồm lời cam đoan dịch chính xác của người dịch, lời chứng của Văn phòng về người dịch và ghi rõ Văn phòng không chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, hợp pháp của văn bản đem dịch và đính kèm của khách hàng để cơ quan tiếp nhận bản dịch biết tự phải có trách nhiệm xem xét hồ sơ của khách hàng nếu thấy cần thiết). Như vậy, nội dung và chất lượng bản dịch của Văn phòng khi đã đến tay khách hàng là hoàn toàn như nhau trong mọi trường hợp (không phụ thuộc vào việc có đóng dấu của Nhà nước, Văn phòng, hay không đóng dấu) nên luôn luôn có giá trị giao dịch về nội dung. Điểm khác biệt chỉ là ở chỗ lời chứng của Văn phòng vào bản dịch tùy theo từng trường hợp phụ thuộc vào văn bản đem dịch và nguyện vọng của khách hàng.

Tại sao bạn cần công chứng tài liệu dịch ? khi nào bạn cần dịch vụ công chứng thông thường
Công chứng dich và công chứng giấy tờ thông thường giống và khác nhau như thế nào
Văn bản, giấy tờ gửi qua email thì có dịch công chứng tại Văn phòng được không?

Theo quy định chung thì nếu chưa có bản gốc (do chờ gửi theo đường bưu điện) thì Văn phòng công chứng hoặc công ty dịch thuật PROLING chỉ có thể nhận dịch chính xác cho khách hàng. Để người dịch có thể đi làm thủ tục chứng thực tư pháp (công chứng Nhà nước) thì khách hàng bắt buộc phải xuất trình bản gốc để kiểm tra và đối chiếu.

Tôi có thể yêu cầu người dịch dịch văn bản theo ý tôi không?

Điều này về nguyên tắc là không được vì người dịch công chứng phải cam kết trước pháp luật dịch chính xác với bản đính kèm và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về bản dịch. Đây là quy định của pháp luật. Chính vì bản dịch phải chính xác, độc lập, khách quan, công tâm nên bản dịch công chứng mới có độ tin cậy cao và được mọi cơ quan tin tưởng, chấp nhận. Mặc dù vậy, Văn phòng sẽ ghi lại nguyện vọng của khách hàng để chuyển cho người dịch tham khảo. Người dịch của Văn phòng trong điều kiện có thể sẽ cố gắng thỏa mãn nguyện vọng cho khách hàng. Trường hợp đã xem xét đến nguyện vọng mà người dịch không thể thuận theo ý khách hàng được, Văn phòng mong khách hàng thông cảm vì đây là quy định của pháp luật về bản dịch công chứng.

Hoạt động công chứng dịch - lấy dấu tư pháp khác với công chứng tài liệu như thế nào?
Những vấn đề thường gặp với hoạt động dịch thuật công chứng có thể bạn cần biết
Dịch công chứng tại Văn phòng công chứng – sử dụng dịch vụ dịch thuật công chứng tại PROLING thì mất bao lâu thời gian?

Ngay tại công ty dịch thuật PROLING chúng tôi tối ưu hóa mọi quy trình hoạt động theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-9001 xây dựng riêng cho Văn phòng nên đã rút ngắn đáng kể thời gian dịch công chứng cho khách hàng. Trường hợp thông thường, khách hàng nhận bản dịch đã công chứng vào ngay chiều ngày hôm sau. Trường hợp cần gấp, dịch thuật PROLING vẫn có thể trả sớm hơn nhưng khách hàng phải trả tiền phí làm gấp.

Bản dịch chỉ đóng dấu của Công ty Dịch thuật PROLING có giá trị giao dịch như thế nào?

Câu hỏi này cũng khá tương đồng với câu hỏi về giá trị pháp lý giữa các đơn vị tư nhân và nhà nước mà PROLING đã trả lời ở trên.

Chúng tôi muốn công chứng sao y bản chính các giấy tờ lấy nhanh, Công ty dịch thuật PROLING có giúp chúng tôi được không?

Trả lời: PROLING là một công ty dịch thuật và chỉ có chức năng dịch và người dịch sẽ đi làm thủ tục chứng thực tư pháp cho bản dịch của khách hàng. Như vậy bản dịch Văn phòng trả cho khách hàng là đã có dấu của cơ quan chứng thực (dấu công chứng). Công ty dịch thuật PROLING có cung cấp dịch vụ dịch thuật công chứng sao ý lấy ngay trong ngày tuy nhiên bạn sẽ bị tính phí làm gấp. Liên hệ với nhân viên tư vấn đề có thông tin chính xác và kịp thời nhất. Hotline : 0978.311.692.

Tham khảo thêm nghị định Số: 79/2007/NĐ-CP để nắm rõ chi tiết luật ban hành đang được áp dụng tại Việt Nam.
Bài viết chi tiết :

Dịch thuật công chứng và những vấn đề thường gặp

Bài viết trướcBảo hiểm xã hội cho người nước ngoài – Mối quan tâm về dịch thuật và phiên dịch.
Bài kếNguyên tắc dịch tiếng Anh cơ bản nhưng quan trọng
Dịch tiếng Anh là một trong những thế mạnh của dịch thuật PROLING. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên lĩnh vực dịch thuật chuyên nghiệp, với đội ngũ biên dịch viên, cộng tác viên đa dạng - hoạt động trên nhiều mảng chuyên ngành chúng tôi có khả năng xử lý khối tài liệu dịch thuật lớn trong ngày cho bạn. Xem thêm hồ sơ năng lực và những dự án dịch thuật chúng tôi đã triển khai tại đây. Hãy liên hệ với PROLING nếu bạn đang quan tâm tới Dịch thuật - Chuyển ngữ văn bản đa ngôn ngữ. Đt - 0978.311.692