Hợp pháp hoá lãnh sự và một số chú ý bạn cần biết

3059

Nếu như trước đây cụm từ hợp pháp hoá lãnh sự khá xa lạ với đại đa số người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu về lao động nước ngoài, nhu cầu về xuất khẩu lao động sang nước ngoài, nhu cầu du học … tăng cao dẫn tới dịch vụ dịch thuật, công chứng dịch thuật và đặc biệt là hợp pháp hoá lãnh sự cũng vì thế mà phát triển mạnh mẽ. Dịch thuật và công chứng dịch tài liệu dịch thì có lẽ hầu hết mọi người đều đã nắm và hiểu rõ bản chất. Tuy nhiên, hợp pháp hoá lãnh sự là một vấn đề khá vướng mắc và có nhiều điểm cần chú ý. Vậy hợp pháp hoá lãnh sự là gì? và hợp pháp hoá lãnh sự được thực hiện như thế nào? Những tài liệu nào cần hợp pháp hoá lãnh sự?… hãy cùng PROLING chúng ta tìm hiểu thêm về nội dung này thông qua bài viết dưới đây.

Những vấn đề khi làm hợp pháp hoá lãnh sự người dân cần chú ý.

Để hiểu rõ bản chất hợp pháp hoá lãnh sự là gì ? Hợp pháp hoá lãnh sự cần những thủ tục nào bạn có thể tham khảo chi tiết nội dung bài viết “Tìm hiểu chi tiết về thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại Việt Nam”. Hoặc xem thêm tại website “https://hopphaphoa.lanhsuvietnam.gov.vn/Legalization/Legalized-Introduction.aspx

Đối với việc hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam, gồm:

  1.  01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.
  2. Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
  3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận).
  4.  01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.
  5. 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này). Bản dịch không phải chứng thực. Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
  6. 01 bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu.
  7. 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
    * Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này.
Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự chuyên nghiệp- giá cạnh tranh
Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự chuyên nghiệp Ở Hà Nội – LH – 0978.311.692

Một số quy định về hợp pháp hóa và chứng nhận lãnh sự liên quan đến Trung Quốc
Danh sách các nước và loại giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự được đăng tại địa chỉ trang thông tin điện tử https://lanhsuvietnam.gov.vn/default.aspx

Bảng hướng dẫn thực hiện việc miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ nước ngoài sử dụng tại Việt Nam và chứng nhận lãnh sự đối với giấy tờ Việt Nam sử dụng ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước, pháp luật Việt Nam và nguyên tắc có đi có lại.

Theo báo điện tử chinhphu.vn thì dưới đây có một số chú ý mà quý khách hàng cần biết khi đi thuê dịch vụ hoặc thực hiện công việc hợp pháp hoá lãnh sự tại Việt Nam.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH Tinh Tế (TPHCM) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số nội dung về hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật chứng thực các giấy tờ trong hồ sơ cấp, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Theo phản ánh của Công ty Luật TNHH Tinh Tế (TP. Hồ Chí Minh), Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có quy định hồ sơ đề nghị cấp và cấp lại giấy phép lao động, trong đó, tại Điểm 3, Khoản 7, Điều 10 của Nghị định quy định: “Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2 Nghị định này phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng;…”

Theo đó có thể hiểu “Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Tuy nhiên, khi Công ty đi dịch văn bản ra tiếng Việt và chứng thực theo nội dung Nghị định quy định thì các cơ quan chứng thực, dịch thuật đều yêu cầu phải có hợp pháp hóa lãnh sự mới thực hiện việc chứng thực.

Hợp pháp hoá lãnh sự chuyên nghiệp tiết kiệm thời gian công sức và tiền của cho khách hàng
Những vấn đề bạn cần biết về dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự

Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần dịch thuật tài liệu – dịch hồ sơ, văn bằng giấy tờ các ngôn ngữ – Công ty dịch thuật PROLING sẽ đảm nhiệm công việc này cho bạn. Xem thêm các ngôn ngữ chính, dịch vụ chính chúng tôi cung cấp và mang tới cho khách hàng tại đây.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH Tinh Tế hỏi, Nghị định quy định như vậy thì cơ quan nào thực hiện việc “dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam” mà không phải hợp pháp hóa lãnh sự?

Trường hợp không có cơ quan nào thực hiện việc đó, Công ty kiến nghị Chính phủ bỏ nội dung trên để tránh hiểu lầm và gián đoạn thời gian đăng ký giấy phép lao động cho người nước ngoài. Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 9, Điều 10 và Khoản 4, Điều 14 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì các giấy tờ quy định tại Khoản 7, Điều 10 và Khoản 3, Điều 14 của Nghị định nêu trên nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch thuật chuyển ngữ ra tiếng Việt và chứng thực (công chứng tài liệu dịch – chứng thực tư pháp xem thêm tại đây )theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của người nước ngoài, dịch và chứng thực được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP nêu trên.

NẾU BẠN CẦN DỊCH VỤ DỊCH THUẬT – HOẶC DỊCH VỤ LÀM HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ – PROLING chúng tôi hoàn toàn có thể đảm nhiệm cho bạn. Bất kể khâu nào, giai đoạn nào chúng tôi cũng đều xử lý và đảm nhiệm một cách nhanh nhất và được việc nhất. LIÊN HỆ – 0978.311.692

(Theo báo điện tử – chinhphu.vn – Link bài viết – http://baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Viec-hop-phap-hoa-lanh-su-cac-giay-to-cua-nguoi-nuoc-ngoai/317765.vgp)

Bài viết trướcMột số cuốn sách dịch thuật tiếng Đức sang tiếng Việt về cơ điện tử đã cập bến Saigon Times Foundation
Bài kếDịch thuật và sự hình thành phát triển qua những thời kỳ
Dịch tiếng Anh là một trong những thế mạnh của dịch thuật PROLING. Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên lĩnh vực dịch thuật chuyên nghiệp, với đội ngũ biên dịch viên, cộng tác viên đa dạng - hoạt động trên nhiều mảng chuyên ngành chúng tôi có khả năng xử lý khối tài liệu dịch thuật lớn trong ngày cho bạn. Xem thêm hồ sơ năng lực và những dự án dịch thuật chúng tôi đã triển khai tại đây. Hãy liên hệ với PROLING nếu bạn đang quan tâm tới Dịch thuật - Chuyển ngữ văn bản đa ngôn ngữ. Đt - 0978.311.692