Vấn đề xảy đến đối với các biên dịch viên mới bước chân vào nghề – đôi khi là với cả những biên dịch viên kỳ cựu cũng có thể mắc phải. Trong dịch thuật và chuyển đổi ngôn ngữ thì sai sót không thể tránh được tuyệt đối. Tuy nhiên, khá là đáng tiếc khi bài dịch thuật trở nên không hoàn hảo bởi những lỗi xảy tới rất chi là vặt vãnh – nhỏ nhỏ nhưng lại ảnh hưởng tới cả một bản dịch tài liệu. Vậy, những lỗi đó là gì? làm thế nào để tránh được những lỗi dịch thuật có thể xảy tới với mình như thế nào? Bài viết này PROLING xin tiếp tục giới thiệu với bạn một số những lỗi dịch thuật thường thấy trong hoạt động dịch thuật tài liệu chuyên ngành tài chính. Hãy cùng PROLING check lại xem bạn có mắc phải một số chúng không nhé.
Dịch thuật chuyên ngành tài chính và những sai lầm bạn cũng có thể mắc phải.
(Công ty dịch thuật PROLING) Dù đã có hàng tá bài viết nói về chủ đề này, tôi vẫn muốn chia sẻ thêm chút quan điểm cá nhân. Với kinh nghiệm 9 năm hoạt động trong ngành dịch thuật, tôi đã phạm phải không biết bao nhiêu sai lầm, cả về chuyên môn dịch thuật , nghiệp vụ kinh doanh và cả về giao tiếp. Dù vậy, tôi vẫn luôn cố gắng nâng cao chuyên môn của mình và quan trọng hơn cả, tôi biết học hỏi từ sai lầm của bản thân. Dưới đây là một số những vấn đề tôi đã mắc phải – xin liệt kê lại với mong muốn bạn sẽ không mắc phải những thiếu sót cơ bản này của tôi.
1. Lỗi chấm câu – không chỉ xảy tới với dịch thuật chuyên ngành tài chính.
Ví dụ thực tiễn với dịch thuật con số. Chúng ta nghĩ rằng nếu có một thứ dễ dàng để dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ( Tiếng Anh sang tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc …), đó chính là số. Cho dù đó là một bản dịch pháp luật, y khoa, dich thuật tài chính hay thậm chí là một bản dịch tài chính “1” được viết bằng tiếng Anh, bằng tiếng Tây Ban Nha, bằng tiếng Đức, bằng tiếng Pháp… Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng vậy: khi viết bằng tiếng Anh “1.500” nghĩa là “một ngàn năm trăm”, trong khi viết bằng tiếng Đức và tiếng Pháp sẽ tương ứng với một số nhỏ hơn một ngàn lần… Đối với số có lẽ sẽ cần phải chú ý hơn, dấu phân cách có vị trí rất quan trọng: tùy thuộc vào từng ngôn ngữ, “một nghìn” có thể được viết là “1000”, “1’000”, “1 000” hoặc thậm chí là “1,000”. Đây là một lỗi khá nhạy cảm và tôi đã khá nhiều lần mắc phải trước khi có thói quen tìm kiếm kỹ thông tin chính thống qua kênh internet như hiện tại.
2. Nhầm lẫn giữa các giá trị số và chữ – sự rõ ràng và mạch lạc của bài dịch.
Vậy có thể viết số bằng chữ ? Phương pháp này cũng có những người theo nhưng ngoài việc làm văn bản thêm dài dòng và làm cho nó không rõ ràng, nó có một số vấn đề: 1’000’000’000’000 là một tỷ tỷ ở Mỹ, một tỷ ở Anh, một miliard miliard bằng tiếng Pháp (Chính xác để tránh nhầm lẫn) và một millón de millones bằng tiếng Tây Ban Nha … Vậy đó, những phần sai số như thế này thậm chí khi ghi tiếng Việt chúng ta cũng có thể có đôi chút nhầm lẫn.
3. Sai lệch số – không hiếm gặp trong các bài dịch thuật tài liệu tài chính.
Và khi bạn cố gắng để dịch thật tốt hoặc viết số liệu một cách phù hợp, bạn vẫn cần giải thích ngữ cảnh một cách chính xác. Trong một số trường hợp, các sắc thái rất quan trọng… Trong năm 2005, một bài viết của nhà báo Trung Quốc Guan Xiangdong đã đưa ra một cái nhìn tổng quan nhanh về các báo cáo tài chính khác nhau về ảnh hưởng của chúng đến sự lên giá của đồng Nhân dân tệ. Tác giả đã giới thiệu một số người tham gia trên thị trường suy đoán về sự gia tăng trong một tháng là 1,26% và 6,03% trong một năm. Tuy nhiên, trong bản dịch tiếng Anh nói rằng chính phủ Trung Quốc đã quyết định định giá đồng tiền của mình bằng 1,26% trong một tháng và 6,03% trong một năm…dẫn đến sự nhiễu loạn của thị trường tài chính.
4. Nhầm lẫn sắc thái – Hoạt động bản địa hóa ngôn ngữ
Một vấn đề tương tự đã xảy ra một thập niên trước đó. Vào năm 1994, Dịch vụ Thông tin Hàng hóa đã công bố bài báo về ngân hàng của tiểu bang Illinois về những tin đồn được thông báo rằng một ngân hàng Nhật Bản đã lên kế hoạch mua lại công ty cũ vì nó đang phải đối mặt với những vấn đề về tài chính. Trong bản dịch tiếng Nhật, từ “tin đồn” trở thành “thông báo”: các khoản phải trả của Continental Illinois và khách hàng đã vội vàng lập tức đòi bồi thường. Do đó các nhà chức trách phải can thiệp và Nhà nước đã buộc phải giúp đỡ ngân hàng bằng cách cho nó 8 tỷ USD để cứu nó … từ một bản dịch xấu
5. Một thông báo mơ hồ đánh mất cái cốt lõi của bản dịch thuật tài chính – dịch thuật tài liệu
Điều này chứng tỏ rằng ngay cả với những gã khổng lồ thì cũng không thể miễn nhiễm với lỗi dịch sai.Không bao giờ công ty dịch thuật PROLING dám khẳng định chính xác tuyệt đối nếu với chỉ 1 người dịch và không theo quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.
Dưới đây là trường hợp của HSBC và lỗi dịch thuật marketing này: năm 2009, khẩu hiệu bằng tiếng Anh của ngân hàng HSBC là “Assume nothing”. Một lời kêu gọi hành động, mà ở nhiều quốc gia sẽ được (mis) dịch là «Do nothing». Một vài năm sau đó, ngân hàng bắt tay vào việc đổi thương hiệu toàn diện với chi phí khoảng 10 triệu đô la …
Bài học từ những câu chuyện này: để tránh những sai lầm tốn kém như những gì được trình bày ở đây, luôn luôn sử dụng một công ty dịch thuật chuyên nghiệp và đáng tin cậy.