Chưa bao giờ việc dịch thuật và chuyển đổi ngôn ngữ trở nên dễ dàng và đơn giản như vậy. Ít nhất là so với quãng thời gian 10 năm trở lại đây -Quãng thời gian đánh dấu sự phát triển thần tốc, những thay đổi chóng mặt của các công cụ hỗ trợ dịch thuật cho người dùng. Cả về tính tiện lợi lẫn mức độ chính xác của câu văn- . Dịch thuật và các thiết bị hỗ trợ, phần mềm chuyển đổi ngôn ngữ phát triển. Các hãng công nghệ lớn liên tục giới thiệu những công nghệ mới ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn khiến cho niềm tin về một thứ sản phẩm có thể hỗ trợ con người. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tới bao giờ rào cản về ngôn ngữ trên thế giới sẽ chính thức bị xoá bỏ? Điều này có tốt hay không?
Hãy thử hỏi nếu như cả thế giới sử dụng chung một ngôn ngữ thì sẽ có những lợi thế, tích cực như thế nào?
Chưa có thống kế chính xác từ chính phủ các quốc gia về số lượng các ngôn ngữ đã gần như “chết”. Tuy nhiên, theo thống kê trung bình của cá nhà nghiên cứu ngôn ngữ ước tính ở khu vực châu Âu và châu Á, 775 ngôn ngữ đã biến mất. . Theo báo cáo của UNESCO về những ngôn ngữ đang lâm nguy trên toàn cầu công bố tháng 5 vừa qua, có tới 2.464 ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng (5 ngôn ngữ nữa được thêm vào danh sách này hồi tháng 7). Một con số khá lớn đối với lịch sử phát triển của nhân loại. Khi mà với hơn 7 tỉ người với gần 6500 ngôn ngữ và hầu hết (trên 80%) chỉ có thể nói một hoặc hai thứ tiếng. Đó là một nhu cầu rất lớn để loại bỏ rào cản về ngôn ngữ.
Trong bài viết trước của PROLING giới thiệu về tai nghe dịch thuật phiên dịch thời gian thực của Google với hơn 40 ngôn ngữ được hỗ trợ đã nhận được không ít những phản hồi tích cực, sự thán phục… Nhưng liệu chúng ta có dám hoàn toàn tin tưởng Google Dịch sẽ hiểu được những sắc thái khác nhau trong ngôn ngữ nói và những cụm từ phức tạp ở mỗi nền văn hóa khác nhau?
Những bước tiến về dịch thuật máy và công nghệ dịch thuật hiện nay.
Không thể phủ nhận rằng các công cụ dịch thuật hiện nay đã hỗ trợ đặc biệt rất, rất nhiều cho con người. Không còn nằm trên lý thuyết, các báo cáo, các nghiên cứu thì hiện nay thiết bị dịch thuật, công cụ dịch thuật đã và đang làm tốt chức năng của nó.
Hôm rồi, anh bạn tôi kể chuyện về việc có khách hàng nhật qua cửa hàng. Anh này không biết tiếng Nhật, khách hàng thì không biết tiếng Việt Nam – ấy vậy mà thương vụ giao dịch vẫn được diễn ra hết sức suôn sẻ và tưởng chừng khá đơn giản. Khách hàng sử dụng Google dịch, dịch tiếng Nhật ra tiếng Việt tại màn hình điện thoại – và ngược lại – chủ cửa hàng nói nội dung tiếng Việt và điện thoại dịch trở lại giúp cho vị khách hàng này nắm thông tin chi tiết hơn.
Chưa xét tới khía cạnh về nội dung dịch thuật có chính xác tuyệt đối hay không nhưng cuộc giao dịch vẫn diễn ra tốt đẹp. Vậy đây có phải là một thực tế, thiết bị dịch thuật ngôn ngữ đang làm tốt công việc của nó trong việc xoá bỏ rào cản ngôn ngữ?
Cách hoạt động này cũng khá giống mô tả của Giám đốc sản phẩm “Google Pixel Buds” nói: “Giống như bạn có một phiên dịch viên riêng đi theo bạn tới bất cứ nơi nào bạn muốn vậy. Ví dụ như bạn đang ở Italy nhỏ bé và bạn muốn gọi một đĩa pasta như một người sành sỏi. Tất cả những gì bạn cần làm là giữ tai nghe phải và nói “Giúp tôi nói tiếng Ý nào”. Khi bạn nói, chiếc tai nghe Pixel sẽ phát lời đã được dịch qua tiếng Ý. Khi nhân viên phục phụ trả lời bằng tiếng Ý, bạn sẽ ngay lập tức nghe phần dịch qua tai nghe Pixel Buds”.
Những công nghệ và những dự án dịch thuật – chuyển đổi ngôn ngữ điển hình có thể kể tới như : thiết bị dịch Travis (dự án gây quỹ trên Indiegogo) tới iLi (thiết bị dịch cầm tay của Công ty Logbar, Nhật Bản), Pilot (của Công ty khởi nghiệp công nghệ Waverly Labs), Các công nghệ dịch thuật thời gian thực của Microsoft dành cho Skype và bộ máy dịch thuật của mình, và vài ngày trước là sản phẩm tai nghe không dây của Google, Pixel Buds, có thể kích hoạt Google Translate để dịch được 40 ngôn ngữ ngay khi đang trò chuyện (in real time).
Rất nhiều dự án công nghệ đang cố gắng tạo ra tính năng chuyển đổi ngôn ngữ tức thì này. Bằng cách sử dụng sức mạnh to lớn của trí tuệ nhân tạo để phá vỡ rào cản về khác biệt tiếng nói, các nhà khoa học khiến việc chuyển đổi ngôn ngữ ngày càng trở nên chính xác, trơn tru, tự nhiên và mang sắc thái bản địa hơn, thông qua cách sử dụng ngày càng đơn giản, với giá thiết bị ngày càng rẻ… Tất cả, tất cả những điều tuyệt vời này đã và đang hứa hẹn sẽ thay đổi được cách mà con người giữa các hệ thống ngôn ngữ với nhau có thể giao tiếp một cách thoải mái và đơn giản, tiện lợi hơn trước.
Công cụ dịch thuật hỗ trợ tốt hơn có là cho việc học ngôn ngữ mới trở nên không cần thiết?
Cho tới khi mà thiết bị dịch thuật trở nên siêu như bảo bối của chú mèo máy Việt Nam ta vẫn hay biết tới là Doremon thì có lẽ việc học ngôn ngữ mới sẽ trở nên không cần thiết. Nhưng bao giờ cho tới bao giờ? Ít nhất cho tới vài năm tới, đối với phần dịch tài liệu chuyên sâu trong những ngữ cảnh phức tạp hơn, những buổi nghị sự, họp chuyên ngành hay những buổi thuyết trình quan trọng, chúng ta có chấp nhận được những hạn chế về dịch thuật đang gặp phải không? Bởi vậy, các cuộc giao thương quan trọng tính chuyên nghiệp đặt lên hàng đầu thì công cụ dịch thuật vẫn không phải là lựa chọn được sử dụng.
Bằng chứng cho thấy việc hình thành các công ty dịch thuật ngày càng nhiều, sự phát triển của các trung tâm dịch thuật – các đơn vị dịch thuật hiện nay đang khiến thị trường dịch thuật ngôn ngữ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Các phiên dịch viên giỏi nhiều kinh nghiệm luôn được săn đón, chào mời. Nếu như Google Pixel Buds cũng như Google Dịch chỉ có thể dịch từ vựng, trong khi khả năng dịch những sắc thái về văn hóa bản địa còn rất hạn chế. Việc sử dụng máy móc trong việc dịch thuật có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ khi phải dịch những cụm từ văn hóa cần sự tinh tế và cẩn trọng. Đây là lý do vì sao vai trò của Phiên dịch viên, biên dịch ngôn ngữ không hề bị giảm đi chút ít nào. Với một phiên dịch viên, khi họ biết và thuần thục nhiều thứ tiếng, họ có khả năng đối chiếu và nhận biết những sắc thái và ý nghĩa về văn hóa bản địa trong những gì họ thông dịch.
Học dịch thuật và ngôn ngữ mới không bao giờ là thừa?
Một phiên dịch có nên lo lắng cho tương lai nghề nghiệp của mình? Những giáo viên ngoại ngữ, những trung tâm ngoại ngữ đã và đang “ăn nên làm ra” có còn nhiều việc và kiếm được nhiều tiền như thế? Những công nghệ mới ấy sẽ biến đổi tới đâu cách học ngoại ngữ nói riêng và giáo dục nói chung?
Thực tế một chút, khi mà dịch thuật máy cũng có ranh giới nhất định. Bạn hãy hình dung lĩnh vực dịch thuật văn chương, dịch về văn hoá xã hội ,… Đây là bức tường ngôn ngữ mà máy móc sẽ vĩnh viễn không thể vượt qua (Nếu máy cũng có cảm xúc như con người – có tâm hồn bay bổng thì ….) như dịch một tác phẩm văn chương, như giao tiếp bằng xúc cảm và tri âm tri kỷ?
Tôi cảm thấy khá ngớ ngẩn vì mình chẳng biết ngoại ngữ nào cả”, Đó là chia sẻ của tỉ phú Billgate trong một buổi nói chuyện trực tuyến.
Trích Nguyên văn chia sẻ của Bill được dịch thuật và chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt như sau: “Tôi đã theo hai khóa tiếng Latin và Hy Lạp tại trường trung học và được điểm A. Tôi nghĩ nó sẽ giúp vốn từ của mình khá lên. Nhưng tôi lại muốn mình biết tiếng Pháp, Ảrập hoặc Trung Quốc. Tôi lúc nào cũng hy vọng có thời gian học một trong số chúng, có thể là tiếng Pháp vì nó dễ nhất. Tôi từng dùng Duolingo (ứng dụng học ngoại ngữ) một thời gian, nhưng lại không theo được. Mark Zuckerberg đã học tiếng Trung và đối thoại được với sinh viên Trung Quốc. Thật là giỏi”, ông trả lời khi được hỏi về điều hối tiếc nhất trong đời.
Bài viết gốc :
https://dichthuatproling.com/toi-bao-gio-thi-rao-can-ve-ngon-ngu-tren-gioi-bi-xoa-bo