Tại sao lại có ngày quốc tế dịch thuật? Ngày này được tổ chức lần đầu như thế nào? Tại Quốc gia nào? Quốc tế dịch thuật ra đời như thế nào? hãy để Công ty dịch thuật PROLING cung cấp chút ít thông tin hữu ích về dịch thuật này tới cho bạn nhé.
Tìm hiểu về ngày quốc tế dịch thuật.
Ngày Quốc tế dịch thuật được ra đời như thế nào?
Theo như thông tin chính thức từ điển bách khoa toàn thư (https://en.wikipedia.org/wiki/International_Translation_Day) thì Ngày quốc tế dịch thuật là một hoạt động kỷ niệm diễn ra vào ngày 30 tháng 9 hàng năm nhân dịp lễ thánh Giêrôminô, cố linh mục Kitô giáo. Ông là người có công chuyển ngữ Thánh Kinh ra tiếng Latinh và được Giáo hội suy tôn làm thánh bổn mạng của giới phiên dịch và thông ngôn. Kể từ khi Hiệp hội Dịch thuật Quốc tế (FIT) được thành lập năm 1953, tổ chức này đã không ngừng tổ chức kỷ niệm ngày này.
Năm 1991 FIT đưa ra khái niệm quốc tế hóa ngày Dịch thuật nhằm để xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dịch thuật toàn cầu, và cũng để quảng bá phát triển ngành biên phiên dịch tại các quốc gia trên thế giới (không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng). Đây là dịp người làm công tác dịch thuật trên thế giới bày tỏ niềm tự hào về ngành nghề có ý nghĩa của mình, vốn ngày càng cần thiết trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Ngày 30-9 là một ngày hết sức đặc biệt đối với cộng đồng dịch thuật trong nước và cả toàn thê giới. Ngày dịch thuật Quốc tế xuất hiện khi cha đẻ của ngành dịch thuật, Jerónimo de Estridón qua đời. Để tưởng nhớ ông người đã dịch Kính Thánh từ tiếng Hi Lạp và Do Thái sang tiếng Latin người ta đã lấy ngày 30-9 làm ngày dịch thuật Quốc tế.
Năm 2017 đánh dấu cột mốc lịch sử cho tất cả các dịch giả, nhà phiên dịch và nhà giải nghĩa ngôn ngữ học, với kỳ họp thứ 71 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thống nhất thông qua Nghị quyết A / RES / 71/288, công nhận vai trò của dịch thuật chuyên nghiệp trong việc kết nối các quốc gia và thúc đẩy hòa bình, góp phần nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của nhân loại. Trong cùng một nghị quyết, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố ngày 30 tháng 9 là Ngày dịch thuật quốc tế của LHQ, được tổ chức trong toàn bộ mạng lưới của LHQ.
Dịch thuật tại Việt Nam
Hiện ở Việt Nam hiện có khoảng trên 360 công ty dịch thuật lớn nhỏ, lâu nhất khoảng 20 năm và các dịch giả Việt Nam đã hội tụ đủ phẩm chất vốn có của người dịch chuyên nghiệp với tốc độ khá cao từ 3000-3500 từ/ ngày ( gấp đôi số lượng của các dịch giả quốc tế). Đại đa số các công ty dịch thuật tại Việt Nam đều cơ bản đáp ứng được các yêu cầu dịch thuật và chuyển ngữ của các công ty nước ngoài tại Việt nam và các yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn đưa sản phẩm và dịch vụ của người Việt tới phần còn lại của thế giới cho các tổ chức, các tập đoàn đa quốc gia, các thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế như: Intel, IBM, ABB, Quintiles, Viettel, Vietnam Airlines, Vinamilk, FPT, Mobiphone, Ford Việt Nam, Yamaha, Honda, Toyota, Brainworks,…và chính những khách hàng đó là minh chứng cho các bước đi của các công ty dịch thuật tại Việt Nam.
Hiện ở Việt Nam hiện có khoảng 360 công ty dịch thuật lớn nhỏ, lâu nhất khoảng 20 năm và các dịch giả Việt Nam đã hội tụ đủ phẩm chất vốn có của người dịch chuyên nghiệp với tốc độ khá cao từ 3000-3500 từ/ ngày ( gấp đôi số lượng của các dịch giả quốc tế). Thế nhưng, trên thực tế công việc phiên/biên dịch cơ bản cho đến nay vẫn chưa được coi là một nghề thực sự, một công việc có tính chuyên nghiệp cao. Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên/biên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó.
Một điều thiệt thòi nữa là thù lao tương đối thấp so với mức chung của thế giới. Chưa kể tới, các công ty trong sự cạnh tranh, đã hạ giá mức dịch xuống thấp hơn so với mặt bằng chung nên thị trường càng bị phá giá.
Những vấn đề đang được quan tâm với dịch thuật tại Việt Nam
Dịch sách : Khá nhiều lỗi, sạn trong các tác phẩm dịch và chuyển ngữ từ nước ngoài sang tiếng Việt gây ra những sự khó hiểu, khó chịu cho người đọc.
Hàng ngày, khi đọc tin tức bạn có thể thấy những tựa bài viết về lỗi dịch thuật từ các cuốn sách dịch nhan nhản. Tuy nhiên, Bóc tách sâu vào câu chuyện dịch sách, dễ thấy lỗi dịch tràn lan chính là lực lượng dịch giả còn quá mỏng so với số bản sách nước ngoài nhập về. Số liệu thống kê của Cục Xuất bản cho thấy, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hơn 96.000 đầu sách nước ngoài. Trong khi đó, theo dịch giả Lê Bá Thự: “Số lượng dịch giả ở Việt Nam chắc chắn không đủ sức để dịch hết các tác phẩm nước ngoài trên. Chỉ tính riêng ở mảng văn học, người biết ngoại ngữ thì nhiều, nhưng người dịch được văn học thì ít và thậm chí họ còn phải làm thêm những công việc khác”. Bên cạnh đó, theo dịch giả Lê Bá Thự, dịch một cuốn sách 300-400 trang sang tiếng Việt, người dịch mất ít nhất 6 tháng. Thù lao của họ thực tế chỉ dừng ở mức 10-15 triệu đồng, thế nên “Không có nhiệt tình, đam mê, vì người đọc thì dịch giả chẳng bao giờ làm những việc này, vì thù lao không nuôi nổi dịch giả”.
Dịch vụ dịch thuật chuyển ngữ sách báo đa ngôn ngữ uy tín chuyên nghiệp
Trên thực tế, ở Việt Nam mới chỉ có bộ phận Hội đồng Văn học dịch của Hội Nhà văn, nhưng theo ông Lê Bá Thự: “Họ chỉ làm công tác chuyên môn là chính”. Dịch giả nổi tiếng về văn học Ba Lan nhấn mạnh sự cần thiết của một tổ chức chính thống để hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi cho người làm công tác dịch thuật: “Nếu có một tổ chức như vậy, các dịch giả có thể gặp nhau, trao đổi kinh nghiệm làm cách nào để nền dịch thuật của chúng ta ngày càng tốt hơn”.
Sau cơn “tai biến” dịch thuật với cuốn Sapiens: Lược sử loài người, ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Công ty phát hành sách Alphabooks đã đề ra giải pháp: Tạo ra các phân khúc khác nhau dành cho sách dịch, tương tự như cách các hãng hàng không tạo ra khoang hạng thường và hạng thương gia trên các chuyến bay. Lấy ví dụ về 2 cuốn sách bị phàn nàn chất lượng dịch là Sapiens: Lược sử loài người và xa hơn là Xứ Đông Dương, ông Bình đề xuất thử nghiệm 2 phiên bản. Một bản bình thường tạm gọi là Economic Edition (tương đương khoang hành khách phổ thông) có thể bán với giá 195.000 đồng/bản như thị trường với chất lượng “vừa phải, nhanh, đáp ứng độc giả bình thường dễ tính”. Bản còn lại cao cấp hơn là Premium Edition (tương đương máy bay hạng thương gia), giá 500.000 đồng/bản với cam kết “không sai sót, chất lượng in ấn tốt, nếu sai, hoàn tiền gấp đôi, không cắt xén, nếu cắt xén sẽ xuất bản điện tử trên trang thương mại số Amazon”. Cách làm này được kỳ vọng vừa giải quyết nguồn thu cho người làm sách, vừa đảm bảo vẫn có những bản dịch chất lượng đến tay độc giả trong tương lai.